Bài giảng của cô Binh   Binh先生のベトナム語講座

Ngày 14 tháng 12 năm 2009

今日の講座は、ベトナムのお正月についてです。先生はパソコンを持ってきてお正月の食べ物や風景などを紹介してくれました。

 

Tết Nguyên Đán 」 元旦  

意味は、先祖を慕う。家族の時間を持つ。何事もお休みする。何か新しいことの初め。

2010年のお正月は214日。

 

しかし旧暦の1223日はかまどの神様を祀らなければなりません。かまどの神様はÔng Táoと言います。新暦だと27日かな。ちなみにベトナムには旧暦で1231日という日はないそうです。

 

正月の果物は北部と南部では違います。

で、南部での5個の果物は、

Cầu  Sung  Dừa  Đủ  Xoài

で、縁起のいい言葉にごろ合わせして下記のようになります。

Cầu  Sung  Vừa  Đủ  Xài

Cầu 祈る Sung 富裕 Vừa 丁度いい Đủ充分  Xài 費える

 

この正月の三日間はしてはならないことがあります。

床を掃く

白と黒の合わせの服はダメ

号泣 (不幸な事があっても悲しい顔をしない)

争う 陰口を言う 叱る

物を折る

物を借りる

火や水をお隣さんとかに分け与えない

その家の主人が招待しないと、元旦の午前中は訪問できない。

(幸運な人を前もって調べておき元旦の朝に我が家に招待して運を開こうとするもの)

Kiêng đi chúc Tết vào sáng mùng một Tết nếu không được gia chủ mời.

 

以下はその関連記事

CHƯNG BÀY MÂM NGŨ QUẢ 
TRONG NGÀY TẾT 
Nguyễn Hữu Hiệp

Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, nhà nào cũng thấy có chưng bày đầy ắp một mâm ngũ quả tất "bắt mắt".

Nguyên thủy, mâm ngũ quả gồm 5 loại trái là mận, hạnh, đào, táo và lý (cũng gọi là điều). Ðó là những loại trái nhất định mà người xưa đã chọn dùng, vì theo sách Chiến thư, nó có đặc tính cảm ứng và trợ lực cho ngũ cốc, tức 5 thứ hạt được dùng làm lương thực chính là gạo, nếp, lúa mì, mè và đậu. Năm thứ ấy mà sai quả thì ngũ cốc được mùa, và ngược lại. Do đó, mâm ngũ quả trước hết là mang chức năng thông tinh, phản ảnh sát thực tình hình sắp tới của mùa vụ, cho nên nó mang ý nghĩa của tín hiệu hạnh phúc, ấm no.

Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và đất đai từng vùng khác nhau, tất nhiên có khi không thể có đủ 5 loại trái này. Thế là người ta tìm loại trái khác tương tự thay thế, thành ra ở mỗi nơi có khi thành phần không giống nhau, nhưng phải là 5 loại trái. Có khi là lê, lựu, đào, mai, phật thủ. Có khi là chuối, phật thủ, cam, quýt, táo... tùy điều kiện và suy nghĩ của từng người về ý nghĩa tiêu biểu của từng loại trái. Ðại thể :

- Lê (hay mật phụ), ngọt thanh hơn mật, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ, gia đình danh giá để tiếng thơm muôn đời.

- Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

- Ðào, gợi điển cố đào, lý. Học trò phải thi đậu, làm quan phải thăng chức. Ý muốn quyền quý, cao sang.

- Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.

- Phật thủ, trái giống như bàn tay đẹp của Phật trung tư thế chụm lại. Mong người già được khỏe mạnh và sống lâu như Phật.

Tùy ý nghĩa của từng thành tố mà mâm ngũ quả nói lên sự mong muốn cho gia đình, dòng họ, từ ông bà, cha mẹ đến con cháu đều được vui hưởng hạnh phúc đời đời.

Theo dòng thời gian và theo sự phát triển các đặc sản của vườn cây ăn trái mà càng xuôi về phương Nam, sự chưng bày mâm ngũ quả càng biến tướng, nhất là đồng bằng Nam Bộ thường phong phú hơn về chủng loại, nhưng lại bình dị hơn về ý nghĩa, tuy nhiên cũng không thể vượt ngoài phạm vi niềm ước mơ chính đáng của con người. Cụ thể, mâm ngũ quả ở Nam Bộ được cấu tạo theo "công thức" chung nhất là : mãng cầu, nho, đu đủ, xoài và sung. Với mong ước "cầu tiền đủ xài sung" (hiểu theo kiểu đồng âm và nghĩa chứ). Do có người gọi đu đủ là thu đủ, nên cũng hiểu "cầu thu đủ tiền (đặng) xài sung".

Ðặc biệt là mâm ngũ quả không có chưng trái dừa, và nó cũng không bao giờ được chưng cúng trên bàn thờ tổ tiên. Còn dưa hấu thì nhất định phải có một cặp to, chưng riêng trên bàn thờ. Nhà nghèo, bàn thờ nhỏ, chỉ mua một trái thì chưng chung trong mâm ngũ quả. Người ta hiểu mâm ngũ quả có trái dưa là "cầu sung vừa đủ xài" hoặc "cầu vừa đủ xài 
sung", vì trái dưa cũng được hiểu tạm là dừa (vừa) và nhắc nhở sự tích An Tiêm đời Hùng Vương.

Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên có khi mâm ngũ quả phong phú hơn, vì các bà các chị khéo tay không câu kệ cứng nhắc "ngũ quả" mà bát, cửu, thập quả không chừng. Tuy 
nhiên đối với những loại trái "nòng cốt" như vừa nói thì nhất định không thể thiếu, cho dù còn sống hay còn non cũng được"trọng dụng". Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là "mâm ngũ quả" và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là "mâm". Cũng không ai lập dị gọi "đĩa năm trái" bao giờ !

Cũng nên nói thêm, đối với những người tin theo kiểu "nói lề" ấy, tức nhiên họ nhất quyết không chịu cúng, hoặc chung các loại cam (cam chịu), chuối (chúi nhủi) hoặc táo (vì theo sách Tiểu nhĩ nhã thì tên chữ của táo là phẩn - đồng âm với một loại bỏ đi của con người). Trong mấy ngày Tết họ cũng không ăn bí, nhất là bí đao (đã bí lại đau), khổ qua (rước lấy cái khổ cho mình), hạt tiêu (tiêu luôn) v.v...

Phần mình, nhất là các nhà doanh nghiệp và các bạn trẻ, cho dù tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, đều cũng nên lưu ý tâm lý của bà con - đặc biệt là ở vùng nông thôn Nam Bộ - để có ý thức, tránh dùng những loại ấy làm quà tặng hoặc đãi đằng đầu năm, vì người nhận sẽ không vui và cũng không loại trừ cách nghĩ oan rằng, ta đã cố tình đem điều xui xẻo đến họ.

Chưng bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm đầu tháng mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo của nhân dân ta vậy./.

Source: Tuần Báo Giác Ngộ, Việt Nam

 

 

Món ăn - bài thuốc trong mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả - một nét đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, mâm quả này tối thiểu gồm 5 loại trái cây tùy theo ý thích và từng địa phương. Tại miền Nam, mâm ngũ quả thường có dừa, đu đủ, xoài, sung và mãng cầu xiêm (với ý cầu chúc cho mỗi người trước tiên có tiền vừa-đủ-xài rồi sẽ tiến tới sung túc giàu sang và mãn nguyện!), Nhưng 5 loại trái cây này còn có thể dùng chữa trị gì?

 

Dừa:

Y học cổ truyền cho biết nước dừa và cùi dừa có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, lợi tiểu, giảm tiêu khát. Vỏ sọ dừa vị đắng, tính ấm, có tác dụng cầm chảy máu mũi, co se, sát trùng, trị ngứa. Một số bài thuốc hay từ dừa như sau:

Miệng khô do nóng, trúng nắng, phiền khát phát sốt hay chứng tiêu khát (tiểu đường): dừa 1 quả, lấy nước uống, sáng và chiều dùng 1 quả.

Phù thũng: dừa 1 quả, lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần.

Đại tiện ra máu, nôn ói, mất nước sau tiêu chảy: Nước dừa 1 ly, đường trắng 30 g, muối ăn một ít, uống sau pha với nước dừa, mỗi ngày 3 lần, sau 3 ngày mỗi ngày 1 lần.

Táo bón: Cơm dừa nửa đến 1 quả, 1 lần ăn sạch, mỗi sáng chiều ăn 1 lần.

Lác, lang ben, viêm da thần kinh, ung nhọt: Cơm dừa tươi 1 lát, chà thoa tại chỗ, mỗi ngày vài lần.

Chàm, ngứa chỗ kín: vỏ sọ dừa 1 quả, đập nát nhuyễn, nấu nước cô đặc dùng thoa tại chỗ, mỗi ngày vài lần.

Đu đủ

Đu đủ chín có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu. Đu đủ xanh vị đắng, ngọt có tác dụng tiêu trệ mạnh, không nên ăn nhiều. Nhựa mủ quả xanh có tác dụng chống đông máu, trục giun đũa. Hạt cũng trừ giun, hạ sốt, lợi trung tiện, điều kinh và gây sẩy thai. Rễ hạ sốt, tiêu đờm, giải độc. Vài ứng dụng thực tế:

Viêm dạ dày mạn tính: Đu đủ xanh làm gỏi ăn hàng ngày, phụ nữ có thai không nên ăn vì dễ gây sẩy thai.

Giun đũa: Lấy 10 hột đu đủ chín giã nát, thêm nước chín vắt lấy nước cốt uống 3 ngày liền vào buổi sáng sớm.

Tiểu gắt, buốt: Rễ đu đủ tươi 200 g sắc lấy nước uống cả ngày thay nước uống.

Thiếu sữa: Đu đủ hườm bằng nắm tay 1 trái gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, đậu phộng sống giã nát 50 g, nếp 50 g, móng chân heo nướng phồng 7 cái, thêm gia vị. Nấu cháo ăn cả ngày, ăn liền 7 ngày. Hay đu đủ hườm 500 g, giò heo 2 cái, nấu canh cho nhừ, mỗi ngày 1 lần, dùng liền 3 ngày.

nhuận tràng 整腸する trệ たるむ, 停滞する

 

 

Xoài

Quả có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng lý khí kiện tỳ, trị ho. Hột có vị ngọt, đắng, tính bình, tác dụng hành khí giảm đau. Dùng trị các chứng như miệng khát họng khô, tiểu tiện không thông... Giúp phòng ngừa ung thư kết tràng và bệnh do thiếu chất xơ trong thức ăn. Thực nghiệm chứng minh: saponin trong xoài có tác dụng khử đàm trị ho và ngừa ung thư. Quả chưa chín ức chế vi khuẩn Staphylococcus, Escherichia coli. Một số ứng dụng thực tế:

Ho, đoản hơi, đàm nhiều: Quả sống 1 quả, bỏ hột, rồi ăn cả vỏ quả, ngày 3 lần.

Đầy bụng, ăn không tiêu: Quả sống 1 quả, ăn cả vỏ, sáng chiều 1 lần.

Say tàu xe: Nhai ăn xoài hay nấu nước uống.

Viêm họng mạn tính, khan tiếng: Xoài lượng vừa đủ, sắc nước uống thay trà, dùng nhiều lần.

Sung

Sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ vị (điều hòa chức năng hệ tiêu hóa); thanh thấp nhiệt, dùng chữa các chứng dạ dày - ruột thấp nhiệt (viêm, sưng…), công hiệu tiêu thũng giải độc, chữa các chứng ung nhọt sưng đau... Ứng dụng như sau:

Rối loạn tiêu hóa, chán ăn: Sung quả tươi 1 - 2 quả, mỗi sáng, chiều ăn 1 lần, dùng liền 4 ngày.

Ung nhọt ra mủ hay vết thương lâu lành: Quả sung khô sao cho đen, tán bột mịn, dùng băng bó tại chỗ, ngày thay 1 lần.

Trĩ đau ra máu: Sáng, chiều ăn 2 quả sung chưa chín, mỗi sáng, chiều 1 lần.

Người cao tuổi táo bón: Sung quả tươi 1 - 2 quả, ăn mỗi tối trước khi đi ngủ, dùng liền 5 ngày.

Mãng cầu xiêm

Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua, có tính giải khát, bổ. Quả xanh làm săn da. Hạt se, gây nôn, sát trùng. Lá làm dịu. Người ta thường dùng quả để ăn. Thịt quả pha thêm nước và đường dùng xay sinh tố để giải khát, bổ mát và chống hoại huyết. Quả xanh phơi khô tán bột dùng trị kiết lỵ và sốt rét. Ngày nay người ta dùng mãng cầu xiêm làm thức ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Bài thuốc bà con đã dùng trị sốt rét với mục đích thường để chặn cữ (lên cơn sốt rét) như sau: Lá mãng cầu xiêm 15 lá, đâm vắt lấy nước cốt uống 1 lần, ngày uống 4 lần.